Đài Loan xếp thứ 6 trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh thế giới 2025 của IMD
Đài Loan xếp thứ 6 trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh thế giới 2025 của IMD

Đài Loan xếp thứ 6 trong Báo cáo xếp hạng Năng lực cạnh tranh thế giới 2025 do Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) tại Lausanne, Thụy Sĩ công bố ngày 17/6. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Ngày 17/6, Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) tại Lausanne, Thụy Sĩ đã công bố “Báo cáo xếp hạng Năng lực cạnh tranh thế giới IMD 2025” (IMD World Competitiveness Yearbook). Đài Loan xếp thứ 6 trong số 69 quốc gia được xếp hạng. Trong số các nền kinh tế có dân số hơn 20 triệu người, Đài Loan đứng đầu thế giới trong 5 năm liên tiếp.
Trong số 4 tiêu chí lớn của báo cáo, các tiêu chí “Hiệu quả kinh tế” (Economic Performance), “Hiệu quả chính phủ” (Government Efficiency), “Hiệu quả kinh doanh” (Business Efficiency) và “Xây dựng cơ sở hạ tầng” (Infrastructure) của Đài Loan lần lượt xếp thứ 10, thứ 8, thứ 4 và thứ 10 thế giới, trong đó tiêu chí “Hiệu quả kinh tế” (Economic Performance) tăng 16 bậc, khiến thứ bậc chung được nâng lên. Về các tiêu chí đánh giá chi tiết, Đài Loan có tổng cộng 24 tiêu chí được xếp vào top 3 thế giới, cho thấy rõ những lợi thế về kinh doanh, tố chất con người, cũng như năng lực nghiên cứu và phát triển của Đài Loan.
Tiêu chí “Hiệu quả kinh tế” tăng từ vị trí thứ 26 trong năm ngoái lên thứ 10: Thứ hạng của các tiêu chí phụ như “Kinh tế trong nước”, “Thương mại quốc tế” và “Đầu tư quốc tế” đều có sự cải thiện đáng kể. Đặc biệt, các lĩnh vực như chất bán dẫn, AI, điện toán hiệu năng cao, v.v... đã thúc đẩy hiệu suất xuất khẩu của Đài Loan. Tuy nhiên, thứ hạng của các tiêu chí “Việc làm” và “Giá cả” bị tụt hạng.
Trong số các tiêu chí chi tiết, “Chỉ số độ phức tạp của nền kinh tế” của Đài Loan đứng thứ 2 thế giới, “Khả năng phục hồi kinh tế” và “GDP đầu người theo sức mua tương đương (PPP)” xếp thứ 4 thế giới, cho thấy Đài Loan có khả năng cạnh tranh cao trên các phương diện như đa dạng hóa cơ cấu kinh tế và kiểm soát rủi ro, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định. Thứ hạng tiêu chí “GDP đầu người theo sức mua tương đương (PPP)” đã tăng lên 28 bậng so với vị trí thứ 32 trong năm ngoái.
Tiêu chí “Hiệu quả chính phủ” xếp thứ 8, bằng thứ hạng của năm ngoái: Thứ hạng của các tiêu chí phụ như “Tài chính công” và “Chính sách thuế” vẫn nằm trong top 10 thế giới, cho thấy Đài Loan có nền tảng vững chắc, kiện toàn về tài chính, khả năng cạnh tranh của hệ thống thuế và môi trường pháp lý. Thứ hạng của tiêu chí “Pháp luật kinh doanh” có sự tiến bộ so với năm ngoái, còn thứ hạng của tiêu chí “Cơ cấu xã hội” bị tụt hạng.
Tiêu chí “Hiệu quả kinh doanh” tăng từ vị trí thứ 6 trong năm ngoái lên thứ 4: Các tiêu chí phụ như “Năng suất và Hiệu quả”, “Tài chính”, “Quản lý kinh doanh” và “Thái độ và Giá trị” đều nằm trong top 10 thế giới, trong đó, tiêu chí “Năng suất và Hiệu quả” tăng từ vị trí thứ 9 trong năm ngoái lên thứ 2 thế giới, là yếu tố quan trọng đưa chỉ số “Hiệu quả kinh doanh” của Đài Loan vươn lên thứ 4 thế giới.
Tiêu chí “Cơ sở hạ tầng” xếp thứ 10, bằng thứ hạng của năm ngoái: Thứ hạng của các tiêu chí phụ như “Hạ tầng công nghệ” và “Hạ tầng khoa học” vẫn nằm trong top 10 thế giới, tiêu chí “Giáo dục” tăng 3 bậc lên vị trí thứ 11, phản ánh Đài Loan không chỉ có cơ sở hạ tầng R&D hoàn chỉnh mà hệ thống giáo dục còn hỗ trợ tốt cho đổi mới công nghệ và nhân tài của doanh nghiệp. Các tiêu chí “Cơ sở hạ tầng cơ bản” và “Y tế và Môi trường” bị tụt hạng cho thấy tính cấp thiết trong việc ứng phó với những thay đổi về cơ cấu dân số, cũng như bền vững môi trường và tính bao trùm.
Báo cáo xếp hạng Năng lực cạnh tranh thế giới của IMD có thể coi là cuộc kiểm tra tổng thể hệ thống kinh tế-xã hội quốc gia. Chính phủ sẽ nhìn nhận kết quả đánh giá này làm tài liệu tham khảo quan trọng để tiếp tục tối ưu hóa các chính sách. Năm 2025 là một năm đầy thách thức, đối mặt với chính sách thuế quan của Mỹ và việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Chính phủ sẽ tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế để Đài Loan có sự tiến bộ ổn định và tiếp tục tạo ra những đột phá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.
(Nguồn ST)
Trong số 4 tiêu chí lớn của báo cáo, các tiêu chí “Hiệu quả kinh tế” (Economic Performance), “Hiệu quả chính phủ” (Government Efficiency), “Hiệu quả kinh doanh” (Business Efficiency) và “Xây dựng cơ sở hạ tầng” (Infrastructure) của Đài Loan lần lượt xếp thứ 10, thứ 8, thứ 4 và thứ 10 thế giới, trong đó tiêu chí “Hiệu quả kinh tế” (Economic Performance) tăng 16 bậc, khiến thứ bậc chung được nâng lên. Về các tiêu chí đánh giá chi tiết, Đài Loan có tổng cộng 24 tiêu chí được xếp vào top 3 thế giới, cho thấy rõ những lợi thế về kinh doanh, tố chất con người, cũng như năng lực nghiên cứu và phát triển của Đài Loan.
Tiêu chí “Hiệu quả kinh tế” tăng từ vị trí thứ 26 trong năm ngoái lên thứ 10: Thứ hạng của các tiêu chí phụ như “Kinh tế trong nước”, “Thương mại quốc tế” và “Đầu tư quốc tế” đều có sự cải thiện đáng kể. Đặc biệt, các lĩnh vực như chất bán dẫn, AI, điện toán hiệu năng cao, v.v... đã thúc đẩy hiệu suất xuất khẩu của Đài Loan. Tuy nhiên, thứ hạng của các tiêu chí “Việc làm” và “Giá cả” bị tụt hạng.
Trong số các tiêu chí chi tiết, “Chỉ số độ phức tạp của nền kinh tế” của Đài Loan đứng thứ 2 thế giới, “Khả năng phục hồi kinh tế” và “GDP đầu người theo sức mua tương đương (PPP)” xếp thứ 4 thế giới, cho thấy Đài Loan có khả năng cạnh tranh cao trên các phương diện như đa dạng hóa cơ cấu kinh tế và kiểm soát rủi ro, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định. Thứ hạng tiêu chí “GDP đầu người theo sức mua tương đương (PPP)” đã tăng lên 28 bậng so với vị trí thứ 32 trong năm ngoái.
Tiêu chí “Hiệu quả chính phủ” xếp thứ 8, bằng thứ hạng của năm ngoái: Thứ hạng của các tiêu chí phụ như “Tài chính công” và “Chính sách thuế” vẫn nằm trong top 10 thế giới, cho thấy Đài Loan có nền tảng vững chắc, kiện toàn về tài chính, khả năng cạnh tranh của hệ thống thuế và môi trường pháp lý. Thứ hạng của tiêu chí “Pháp luật kinh doanh” có sự tiến bộ so với năm ngoái, còn thứ hạng của tiêu chí “Cơ cấu xã hội” bị tụt hạng.
Tiêu chí “Hiệu quả kinh doanh” tăng từ vị trí thứ 6 trong năm ngoái lên thứ 4: Các tiêu chí phụ như “Năng suất và Hiệu quả”, “Tài chính”, “Quản lý kinh doanh” và “Thái độ và Giá trị” đều nằm trong top 10 thế giới, trong đó, tiêu chí “Năng suất và Hiệu quả” tăng từ vị trí thứ 9 trong năm ngoái lên thứ 2 thế giới, là yếu tố quan trọng đưa chỉ số “Hiệu quả kinh doanh” của Đài Loan vươn lên thứ 4 thế giới.
Tiêu chí “Cơ sở hạ tầng” xếp thứ 10, bằng thứ hạng của năm ngoái: Thứ hạng của các tiêu chí phụ như “Hạ tầng công nghệ” và “Hạ tầng khoa học” vẫn nằm trong top 10 thế giới, tiêu chí “Giáo dục” tăng 3 bậc lên vị trí thứ 11, phản ánh Đài Loan không chỉ có cơ sở hạ tầng R&D hoàn chỉnh mà hệ thống giáo dục còn hỗ trợ tốt cho đổi mới công nghệ và nhân tài của doanh nghiệp. Các tiêu chí “Cơ sở hạ tầng cơ bản” và “Y tế và Môi trường” bị tụt hạng cho thấy tính cấp thiết trong việc ứng phó với những thay đổi về cơ cấu dân số, cũng như bền vững môi trường và tính bao trùm.
Báo cáo xếp hạng Năng lực cạnh tranh thế giới của IMD có thể coi là cuộc kiểm tra tổng thể hệ thống kinh tế-xã hội quốc gia. Chính phủ sẽ nhìn nhận kết quả đánh giá này làm tài liệu tham khảo quan trọng để tiếp tục tối ưu hóa các chính sách. Năm 2025 là một năm đầy thách thức, đối mặt với chính sách thuế quan của Mỹ và việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Chính phủ sẽ tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế để Đài Loan có sự tiến bộ ổn định và tiếp tục tạo ra những đột phá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.
(Nguồn ST)